Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm TS Nguyễn Duy Quyết giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, kiêm Giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh nhiệm kỳ 2018-2023.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đã trao quyết định bổ nhiệm TS Nguyễn Duy Quyết giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. |
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đánh giá Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội có một vị trí chính trị quan trọng trong hệ thống các trường sư phạm, đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói chung, giáo dục thể chất nói riêng của đất nước. “Có được những thành tích đó là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của ban giám hiệu và đội ngũ các thầy cô giáo, cán bộ, viên chức, sỹ quan và nhân viên nhà trường, trong đó đặc biệt là những đóng góp quan trọng của của các thế hệ lãnh đạo trường qua các thời kỳ đã cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế…”
Thứ trưởng Phúc cũng bày tỏ mong muốn tân hiệu trưởng sẽ cùng ban giám hiệu và cán bộ, viên chức tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, tiếp tục xây dựng khối đoàn kết, phát huy dân chủ và trí tuệ của tập thể để đưa trường phát triển toàn diện và vững chắc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Theo Thứ trưởng, để thực hiện được những nhiệm vụ đó, nhà trường cần tập trung vào một số nội dung như đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục đại học, rà soát, quy hoạch, cơ cấu lại, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn,…
Tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có chính sách thu hút các nhà khoa học có uy tín của các viện nghiên cứu và các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên các lĩnh vực phù hợp với ngành nghề đào tạo để tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong trường. Đồng thời cần chú trọng tuyển dụng đội ngũ giảng viên trẻ tuổi có trình độ giỏi để có đội ngũ kế cận tốt. Đẩy mạnh gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, mở rộng liên kết với các trường ĐH, CĐ trong nước và quốc tế cùng với các trung tâm TDTT, đào tạo trẻ; gắn đào tạo với thị trường lao động, với nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo.
Ngoài ra, không ngừng đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy; tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; tăng cường trang bị các kỹ năng mềm, các kiến thức, kỹ năng cần thiết ứng dụng trong thực tiễn cho sinh viên.
Thanh Hùng
Sáng 8/3, Trường Đại học Thủy lợi đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2018-2023 cho GS. TS Trịnh Minh Thụ.
" alt=""/>Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội có hiệu trưởng mớiKết thúc ca đấu giá từ 13h đến 14h, biển số 30K - 598.66 của thành phố Hà Nội có giá trúng cao nhất chỉ đến 110 triệu đồng. Biển số có giá cao thứ 2 chốt giá 100 triệu đồng là biển 51K - 799.89 của TP. HCM. Biển 99A - 669.88 (Bắc Ninh) cao thứ 3 với giá 90 triệu đồng. Còn lại đại đa số biển giá 40 triệu đồng.
Khung giờ đấu giá cuối cùng từ 15h đến 16h trong ngày 31/10 đã kết thúc với mức giá trúng cao nhất 155 triệu đồng thuộc về biển có đuôi thần tài: 30K - 569.39 (Hà Nội). Biển số xe tải 88C - 268.68 (Vĩnh Phúc) có giá cao thứ 2, đạt 110 triệu đồng. Hai biển số 51K - 869.89 và 51K - 855.66 của TP.HCM đồng mức giá 105 triệu đồng. Đáng chú ý, nhiều biển số đẹp được chốt ở mức giá khá "mềm", ví dụ như: 49C - 333.66 (40 triệu đồng), 18A - 388.66 (50 triệu đồng),...
Ngày mai (1/11), tiếp tục có 501 biển số được VPA đưa lên đấu giá trực tuyến trong 4 phiên buổi sáng là 8h30-9h30 và 10h-11h; buổi chiều từ 13h30-14h30 và 15h-16h. Tuy nhiên, danh sách biển số đấu ngày mai không có biển tứ quý, ngũ quý, biển sảnh tiến vốn được ưa chuộng.
Theo Cục Cảnh sát giao thông, ngay sau khi kết thúc phiên đấu giá trực tuyến, kết quả cuộc đấu giá sẽ được hiển thị và có biên bản xác nhận gửi vào hòm thư người trúng đấu giá.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả, người trúng đấu giá biển số ô tô phải nộp toàn bộ tiền trúng đấu giá (sau khi khấu trừ khoản đặt cọc là 40 triệu đồng).
Tiếp đó, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục đăng ký xe ô tô để gắn biển số đó.
" alt=""/>Đấu giá biển số chiều 31/10: Biển Hà Nội giá cao nhất chỉ 155 triệu đồngChiều 12/4, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức công bố cuốn sách: “GS,TSKH Vũ Đình Cự - Cả đời cống hiến”, với sự có mặt của TSKH Phan Xuân Dũng, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ nhiệm Ủy Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, TSKH Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, cùng đại diện các cơ quan của Quốc hội, đại diện các cơ quan Khoa học, Công nghệ, các các nhà giáo, nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và đại diện gia đình của GS Vũ Đình Cự.
GS,TSKH Vũ Đình Cự (1936 – 2011) là một trong những đại diện ưu tú nhất của thế hệ các nhà khoa học lớn lên và trưởng thành sau cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cuộc đời giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị của ông gắn liền với những cái nôi hàng đầu của nền giáo dục và khoa học nước nhà: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Là một nhà giáo, nhà khoa học và nhà chính khách tên tuổi, ở cương vị nào ông cũng để lại những dấu ấn, những thành tựu rất đáng ghi nhận.
Để ghi nhớ những công lao, đóng góp của GS,TSKH Vũ Đình Cự đối với sự nghiệp giáo dục, khoa học và hoạt động của Quốc hội cũng như lưu giữ những ký ức tốt đẹp về ông, Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội phối hợp với Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ KH&CN) cùng một số bạn bè, học trò thân thiết của ông và gia đình đã biên soạn cuốn sách: "GS,TSKH Vũ Đình Cự - Cả đời cống hiến"(Nxb Gíao dục, tháng 1 năm 2018).
Cuốn sách, như tên gọi của nó, có thể coi như là một cuốn “biên niên sử” về cuộc đời của GS,TSKH Vũ Đình Cự với các phần nội dung khá đa dạng, phong phú.
Phần Mở đầu, sau Lời giới thiệu của GS,TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam là bài viết: Cuộc đời khoa học và cống hiến của GS,TSKH Vũ Đình Cự của PGS, NGND Nguyễn Xuân Chánh, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật (Trường ĐH Bách khoa HN), một người bạn thân thiết của GS Vũ Đình Cự, đồng thời là người góp công lớn trong việc biên soạn cuốn sách này.
Với tâm huyết và tình cảm của mình, NGND Nguyễn Xuân Chánh đã thực hiện một bài viết công phu, chi tiết, khái quát toàn bộ cuộc đời của Vũ Đình Cự, từ hoàn cảnh gia đình xuất thân, thời thơ ấu ở quê hương Đông Hưng, Thái Bình, những năm lặn lội vào Thanh Hóa học trung học trong kháng chiến chống Pháp.
![]() |
Những năm học khóa 1 Trường ĐH Sư phạm Hà Nội ngay sau kháng chiến thành công năm 1954, những năm về đặt những “viên gạch” đầu tiên xây dựng bộ môn Vật lý của Trường ĐH Bách khoa HN, những năm đi Liên xô làm nghiên cứu sinh phó tiến sỹ, rồi tiến sỹ khoa học ở Trường ĐHTHQG Matxcơva mang tên Lômônôxốp, sau đó, về nước tiếp tục xây dựng ngành đào tạo Kỹ sư vật lý của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Sau thời gian ở ĐH Bách Khoa Hà Nội, GS Vũ Đình Cự được biệt phái sang Bộ Giao thông Vận tải làm Tổ trưởng Tổ nghiên cứu cơ bản và thiết kế phương án để rà phá thủy lôi và bom từ trường (Tổ GK1) với công trình nghiên cứu ứng dụng thành công vào việc rà phá thủy lôi, bom từ trường do Mỹ rải xuống cảng Hải Phòng năm 1972.
Công trình này sau đó được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (tập thể) đợt đầu tiên. Tiếp đó là thời kỳ sau năm 1975, Vũ Đình Cự lại bước vào một chặng đường mới trong cuộc đời với việc được điều động và bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trở thành một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên đặt nền móng xây dựng nên trung tâm nghiên cứu phát triên hàng đầu đất nước này.
Từ Viện Khoa học Việt Nam, Vũ Đình Cự bước vào hoạt động chính trị với vai trò Đại biểu QH các khóa VII, VIII, IX, X, Ủy viên BCHTW Đảng các khóa VII, VIII, làm Phó Chủ nhiệm, rồi Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội rồi trở thành Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X trước khi nghỉ hưu.
Bên cạnh những nội dung về sự nghiệp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chính trị của GS Vũ Đình Cự, bài viết của NGND Nguyễn Xuân Chánh cũng dành một phần nói về đời sống riêng, sức khỏe, tình cảm của ông với những thông tin đầy xúc động.
Sau phần Mở đầu, nhóm biên soạn tập trung vào phần nội dung quan trọng nhất của cuốn sách với tiêu đề: Khoa học và cống hiến. Trong phần này, các tác giả tập trung làm nổi bật những thành tựu, đóng góp của Vũ Đình Cự trong các lĩnh vực khoa học công nghệ mà ông nghiên cứu hoặc tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu.
Qua nhiều cương vị khác nhau, từ vai trò một chuyên gia, một nhà nghiên cứu, đến vai trò người lãnh đạo, đứng đầu các tổ chức khoa học công nghệ hàng đầu của đất nước, rồi đến vai trò một chính khách, một nhà lãnh đạo cơ quan lập pháp, ở cương vị nào, Vũ Đình Cự cũng để lại những công trình, những tác phẩm rất có giá trị, có đóng góp đáng ghi nhận cho sự phát triển của khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác của đất nước nói chung.
Từ công trình đầu tiên và cũng là luận án phó tiến sỹ và luận án tiến sỹ khoa học trong lĩnh vực vật lý chất rắn, các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ cao như: CNTT, điện tử, tự động hóa… đến các công trình nghiên cứu về khoa học luận, về chiến lược, chính sách khoa học công nghệ, về phát triển công nghệ cao gắn liền với kinh tế tri thức, các báo cáo thẩm tra của Quốc hội đối với các dự án Luật của Chính phủ do ông chủ trì soạn thảo, những bài báo về khoa học – công nghệ, tất cả đều cho thấy một quá trình hoạt động sáng tạo đầy tâm huyết, với các lĩnh vực phong phú, đa dạng, với tài năng và niềm say mê, tinh thần trách nhiệm cao nhất của Vũ Đình Cự trên mỗi cương vị, mỗi vai trò mà mình đảm nhận.
Hai phần cuối của cuốn sách với tiêu đề: Tiễn biệt GS Vũ Đình Cự và GS Vũ Đình Cự sống trong lòng người thân và đồng nghiệp, lại cho thấy những những khía cạnh, những phần khác trong cuộc đời Vũ Đình Cự. Đó là một Vũ Đình Cự bản lĩnh, luôn nghiêm túc, khắt khe, nguyên tắc trong công việc nhưng lại hết sức giản dị, khiêm nhường, tình cảm trong cuộc sống; Một Vũ Đình Cự đã trở thành tấm gương hết mình vì sự nghiệp chung nhưng bản thân lại chọn cho mình cuộc sống độc thân thanh bạch, không màng tiền tài, danh lợi, một người thầy đáng kính, người đồng nghiệp quý mến của nhiều người.
Chính vì vậy, sự ra đi của ông đã để lại bao niềm tiếc thương cho gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, học trò. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã dành cho ông những sự đánh giá trân trọng, sự ghi nhận xứng đáng cho những công lao, đóng góp, cho di sản mà ông để lại cho đời sau.
Có thể nói rằng, cuốn sách: GS, TSKH Vũ Đình Cự - Cả đời cống hiến là một món quà tri ân, thể hiện sự tưởng nhớ sâu sắc của những người đi sau đối với một nhà giáo, nhà khoa học, một chính khách tài năng, đức độ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho khoa học và cho đất nước. Ông ra đi đã được 7 năm nhưng những dấu ấn ông để lại, những ký ức về ông vẫn còn sâu đậm trong những người còn sống. Ông xứng đáng là tấm gương sáng cả về lao động khoa học, cả về tinh thần và tâm huyết phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
(Theo Infonet)
" alt=""/>Công bố cuốn sách: GS.TSKH Vũ Đình Cự